8 lễ hội độc đáo và
Th4 07, 2024
Hà Giang, mảnh đất địa đầu tổ quốc với nhiều điểm du lịch hấp dẫn cũng như nhiều lễ hội văn hóa với sự hiện diện của hơn 20 dân tộc thiểu số. Top 8 lễ hội ở Hà Giang dưới đây giúp cho du khách cái nhìn toàn diện và độc đáo về nét văn hóa nơi đây.
Người dân tộc Lô Lô sinh sống chủ yếu ở các huyện Đồng Văn, huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang. Mặc dù đời sống người dân ngày càng phát triển nhưng người Lô Lô vẫn giữ được những nét văn hóa độc đáo riêng của tộc người mình.
Lễ hội Cầu mưa thường được tổ chức vào những năm thời tiết khắc nghiệt và tổ chức vào các ngày 15,17, 19 tháng 3 âm lịch hàng năm nhằm mục đích cầu mong các vị thần linh phù hộ cho trời đất mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, mong cho cuộc sống của người dân trong thôn bản được đầy đủ, sung túc.
Bà con nơi đây cùng nhau chuẩn bị đồ để tế lễ, sử dụng các nhạc cụ như nhị, hồ, kèn, thanh la, trống đồng … để thổi, gõ đệm nhịp cho các tiết tấu múa và ca hát những bài dân ca, các bài cúng tế. Mỗi phần lễ trong lễ hội cầu mưa thường tiến hành trong khoảng gần 2 tiếng đồng hồ, Thầy cúng sẽ tiến hành cúng lần 1 mời thần linh 4 phương trời chứng giám buổi Lễ cầu mưa của dân làng, xin thần linh 4 phương trời phù hộ cho mưa thuận gió hòa, cho mùa màng tươi tốt.
Tam giác mạch là hoa rất đẹp, mầu hoa phớt hồng li ti, cánh chụm lại thành hình chóp nón, mang ba mặt tam giác, giữ ở giữa một hạt mạch quý. Sau mùa lúa nương thu hoạch, người dân ở Hà Giang khởi đầu gieo hạt tam giác mạch, đến cuối tháng 11, đầu tháng 12 thì bắt đầu thu hoạch. Lễ hội Hoa tam giác mạch Hà Giang dự kiến sẽ diễn ra từ tháng 11 đến hết tháng 12 hàng năm nhằm tôn vinh giá trị di sản văn hóa và sức sống kiên cường, mãnh liệt của của dân tộc vùng cao nguyên.
Đến lễ hội Tam giác mạch Hà Giang du khách được ngắm nhìn sắc hoa nở lung linh trên cao nguyên đá, tham gia khám phá nét văn hóa đồng bào dân tộc vùng cao thông qua các hoạt động văn hóa văn nghệ và trò chơi dân gian của dân tộc Mông . Đặc biệt, đến với lễ hội hoa tam giác mạch thì phải thưởng thức các món ăn được làm từ loài cây tam giác mạch này như bánh bột mạch, rượu ngô
Đây cũng là thời điểm thích hợp để bạn đi du lịch Hà Giang và tham dự lễ hội hoa tam giác mạch, tham quan tìm hiểu đời sống văn hóa nhân dân bản địa và khám phá những địa điểm hấp dẫn tại nơi đây.
Người Pu Péo là tộc người chỉ sinh sống ở tỉnh Hà Giang và tập trung nhất ở xã Phố Là, huyện Đồng Văn. Ngoài dịp lễ tết đầu năm, Lễ cúng thần Rừng được tổ chức vào ngày 6-6 âm lịch hằng năm, là quan trọng nhất đối với người Pu Péo. Bảo vệ rừng, coi rừng là bạn, gắn bó với rừng đó là ý thức chung của cộng đồng người Pu Péo, Nơi đâu có người Pu Péo sinh sống, rừng thường được bảo vệ rất tốt, việc bảo vệ rừng để có nước làm ruộng và có gỗ làm nhà luôn được truyền tụng từ đời này sang đời khác.
Buổi lễ diễn ra ở rừng cấm – rừng thiêng đầu bản, thầy cúng kính cẩn thay mặt bà con úp mặt vào một thân cây lớn, quỳ lạy bốn phương trời tám phương đất hai hồi, mỗi hồi ba lần để mong thần Rừng, thần Nước che chở cho bản làng. Lễ cúng thể hiện sự thành kính của người dân Pu Péo lên thần Rừng, thần Trời, thần Đất, thần Nước, mời họ về chứng kiến lễ cúng, hưởng thịt gà, thịt dê và phù hộ cho người dân nơi đây khoẻ mạnh, mưa thuận gió hoà, mùa màng tốt tươi. Cầu cho rừng ngày càng xanh tốt để chở che con người.
Đến với Lễ cúng Thần rừng dân tộc Pu Péo mọi người còn được thưởng thức những nội dung thi đấu các môn thể thao truyền thống như đẩy gậy, kéo co, đánh yến, chơi “ào”, nhảy cóc. Ngoài ra, còn có chương trình múa hát các làn điệu dân ca, hát đối đáp, giao duyên được các nghệ nhân dân gian của xã trình bày, thể hiện được cuộc sống hằng ngày của bà con dân tộc Pu Péo
Lễ hội Lồng Tồng thường gọi là hội xuống đồng. Là một lễ hội của đồng bào dân tộc Tày, cũng là sự quy tụ những sắc thái văn hóa đặc trưng nhất của các dân tộc như Nùng, Dao… Lễ hội thường diễn ra vào những ngày đầu tháng giêng, kéo dài đến đầu tháng hai âm lịch hàng năm. Đây là hoạt động tín ngưỡng cầu trời cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, đời sống ấm no.Lễ hội được tổ chức ở một khoảng đất rộng, hoặc trên mảnh ruộng bằng phẳng.
Ở giữa người ta dựng một cây nêu làm bằng thân cây mai, cao khoảng 20-25 m, trên ngọn cây nêu là một hồng tâm, nơi có hai vòng tròn cao thấp, tượng trưng cho âm – dương, cái gốc của vũ trụ và sinh ra vạn vật. Phần lễ diễn ra với các nghi thức cúng lễ của thầy như các bài khấn để cầu thần Nông, thần Núi, thần Suối… những vị thần bảo hộ cho mùa màng và sức khỏe, sự bình yên của dân làng. Phần hội với nhiều hoạt động văn nghệ như hát Then, hát Cọi..nhiều hoạt động thể thao, các trò chơi dân gian như Ném còn, leo cột, bịt mắt đánh trống, kéo co, đẩy gậy, thi cày ruộng…
Lễ hội Gầu Tào dân tộc Mông thường diễn ra vào dịp đầu năm nhằm cầu phúc cầu cho các gia đình trong thôn mạnh khoẻ, ít ốm đau bệnh tật, sinh con khoẻ mạnh có cả trai lẫn gái, cầu cho mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa, chăn nuôi phát triển.
Phần lễ đầu tiên là dựng cây nêu thể hiện sức sống trường tồn của làng bản người Mông trên mảnh đất cao nguyên đá. Sau đó là phần tế thờ thần linh, tạ trời đất. Kết thúc phần lễ ,mọi người trong làng đều tập chung quanh cây nêu để cùng nhau tụ tập vui chơi. Đến tham gia Lễ hội Gầu Tào du khách được thưởng thức những trò chơi dân gian, như đánh yến, đấu võ, bắn nỏ… còn những trò vui mang tính nghệ thuật như múa khèn, thổi sáo, thi hát đối đáp… Lễ hội Gầu Tào còn là một phương tiện để củng cố phát triển mối quan hệ giữa các cá nhân, giữa các gia đình hay các cộng đồng làng bản để thắt chặt tình đoàn kết.
Đối với dân tộc Tày, tín ngưỡng dân gian luôn quan niệm trên cung trăng có mẹ trăng và 12 nàng tiên (con gái của mẹ). Mẹ trăng cùng 12 nàng tiên luôn chăm lo, bảo vệ mùa màng cho muôn dân. Từ bao đời nay, với lễ hội dân gian mang đậm màu sắc tâm linh này, đồng bào Tày ở Hà Giang.Vào đúng ngày rằm tháng tám, khi mẹ trăng lên khỏi đỉnh núi, tất cả bà con tập trung ở sân làm lễ.
Thầy cúng tiến hành cúng thổ công và các thần linh, các nghệ nhân cúng tế múa vòng quanh dàn cúng khi khai hội đón trăng, cầu xin cho mưa thuận, gió hòa; xua đuổi thú giữ phá phách, nhốt chặt những con sâu, con bọ có hại, xin tiếp những hạt giống tốt để mùa màng trong năm tới tiếp tục được bội thu; người người xin tránh được những tai ương bệnh tật…Thông qua việc tổ chức lễ hội cầu trăng, bà con dân tộc Tày còn truyền dạy cho con cháu của mình lòng tự hào, gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống, đậm đà bản sắc của dân tộc. Khi đến với lễ hội cầu trăng, không chỉ được nghe hát những làn điệu dân ca, các trò chơi dân gian, mỗi du khách còn được thưởng thức các món ẩm thực truyền thống của bà con dân tộc Tày như cơm lam, các món rau rừng, mắm thịt lợn, mắm cá chép ruộng, trám muối, xôi ngũ sắc, măng chua, trám đen chấm với muối vừng.
Lễ Cấp sắc từ lâu đã trở thành lễ hội truyền thống của thôn, bản người Dao ở Nặm Đăm, xã Quản Bạ , Hà Giang. hằng năm, cứ vào lúc nông nhàn đầu năm hay cuối năm là Lễ Cấp sắc lại được tổ chức theo đúng những nghi thức truyền thống của người Dao.
Lễ hội Cấp Sắc có tên gọi khác là Lễ Tự cải dùng để đặt tên mới cho người con trai trưởng thành, đây là buổi lễ quan trọng trong cuộc đời người đàn ông người Dao.Người nào chưa làm lễ thì bị coi là người chưa trưởng thành, không được dự họp bàn các công việc lớn của dòng họ. Buổi lễ được tổ chức và kéo dài trong suốt 3 ngày liền, đèn cũng được thắp sáng 3 ngày liên tục với quan niệm là để mời các vị thần linh, tổ tiên về chứng kiến cho chàng trai thành người trưởng thành.
Nhảy lửa là một lễ hội độc đáo, mang đậm nét huyền bí, hoang sơ của dân tộc Pà Thẻn, lễ hội thường diễn ra trong dịp đầu năm để mừng lúa mới, cầu chúc cho cả năm khoẻ mạnh, sung túc, mùa màng bội thu. Lễ hội được tổ chức trên một bãi đất rộng, bằng phẳng, mỗi người tham gia lễ nhảy lửa đều đem củi tới góp vui.
Một đống lửa lớn được đốt lên và thầy cúng bắt đầu hành lễ trong khoảng 2 giờ. Khi thầy cúng gõ vào đàn và làm lễ cúng, từng thanh niên sẽ ngồi đối diện với thầy và đó chính là lúc nhập đồng cho người nhảy lửa. Khi thầy cúng gõ vào đàn và làm lễ cúng, từng thanh niên sẽ ngồi đối diện với thầy và đó chính là lúc nhập đồng cho người nhảy lửa. Họ bắt đầu bật lên và nhảy ra gần đống lửa.hời gian nhảy trên lửa của họ tuỳ theo sức mạnh được thần linh ban cho. Khi hết sức mạnh, họ tự bị đẩy ra khỏi đống lửa, trở về ngồi lễ và lại lắc lư trong tiếng nhạc, chờ thần linh ban sức mạnh cho đợt nhảy mới.
Đến với lễ hội nhảy lửa du khách còn được khám phá những nét văn hóa hấp dẫn nơi đây qua những phần thi dệt thổ cẩm, gói bánh sừng trâu..hay những trò chơi dân gian như đẩy gậy
Hãy cùng Pyx khám phá các bản làng cũng như các lễ hội đặc trưng tại Hà Giang trong các tour du lịch mà Pyx đang cung cấp bạn nhé!
© 2023 Allrights reserved Pyx Tours